Trong Đông y nguyên nhân chính gây ho là do ngoại cảm và nội thương. Điều trị ho trong Đông y không chỉ giảm triệu chứng ho còn giúp trị tận gốc bệnh và bồi bổ tạng phủ giúp bệnh khỏi dứt điểm, không tái phát.
Ho trong Đông y là gì?
Trong Đông y, ho được gọi là chứng khái thấu. Khái là hiện tượng ho không có đờm nhưng có tiếng, Thấu là ho không có tiếng nhưng có đờm. Nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng này là do chức năng của tạng phế suy yếu. Bên cạnh đó, ho có liên quan đến các tạng phủ khác và do cơ thể nhiễm lạnh.
Ho xuất hiện do 2 nguyên nhân chính là ngoại cảm và nội thương. Trong đó:
Ho do ngoại cảm
Khi phong hàn táo nhiệt xâm nhập cơ thể qua đường đường hô hấp hoặc qua da lông khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho: Các bệnh thường gặp do ho ngoại cảm là:
- Ho do phong hàn (phong hàn khái thấu): Khi phong hàn xâm nhập vào phế, ngăn cản ở cổ họng làm khí phế không thông gây ra hiện tượng ho, ho có đờm. Bên cạnh đó kèm theo triệu chứng ho nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, không đổ mồ hôi.
- Ho do phong nhiệt (Phong nhiệt khái thấu): Phong nhiệt xâm vào phế làm cho phế khí không thanh. Xuất hiện triệu chứng ho có đờm vàng, đau họng, cơ thể nóng, toát mồ hôi, đau mỏi toàn thân, chảy nước mũi,…
- Ho do Thu táo: Khi người bệnh ho vào mùa thu có với triệu chứng khô ráo như mũi, họng, lưỡi khô ít dịch đờm, nhầy. Nếu cơ thể sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt gọi là Ôn táo. Ngược lại nếu cơ thể sợ lạnh, không đổ mồ hôi, cơ thể đau nhức là táo kết hợp với phong hàng gọi là Lương táo.
Ho do nội thương
Ho nội thương khi đờm thấp xâm nhập phế làm cho phế bị ngăn xuất hiện triệu chứng ho đờm, ngực bụng khó chịu. Các bệnh ho do nội thương thường gặp là:
- Tỳ hư đờm thấp: Khi đờm xâm nhập phế, làm cho phế khí bị ngăn trở gây nên hiện tượng đờm trắng, ăn không ngon, ngực bụng đầy tức, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực,…
- Can hỏa phạm phế: Khi can hỏa xâm nhập vào phế gây nên ho, miệng khô họng khô, ho bị đỏ mặt, đau tức ngực.
- Phế âm hư: Bệnh có thể do phế nhiệt hoặc ngoại cảm táo kéo dài gây nên. Bệnh kèm theo triệu chứng ho khan, ho ít đờm, người mệt mỏi, sốt về chiều hoặc đêm.
Thanh Phế Vimphar – Thuốc ho cho mọi nhà
TPBVSK Thanh Phế Vimphar là kết quả nhiều năm nghiên cứu của Thiếu Tướng, TTND, TS Đỗ Thế Lộc – Nguyên Giám đốc bệnh viện YHCT Bộ công an- Viện trưởng Viện Nghiên Cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam cùng với các Tiến Sĩ, Giáo sư nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu cây thuốc Nam và chữa bệnh bằng YHCT Việt Nam. Nhằm mang đến một giải pháp giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả, an toàn hạn chế tái phát.
Sản phẩm Thanh Phế Vimphar được Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế xác nhận đã nhận Bản công bố sản phẩm của: Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam số 6278/2018/ĐKSP.
Thành phần thuốc ho Thanh phế Vimphar hoàn toàn tự nhiên không gây hại cho sức khỏe:
Cao khô Thạch hộc tía (Dendrobium officinale) | 50 mg |
Cao khô Nhân Sâm (Panax ginseng) | 50 mg |
Cao khô Lá hen (Calotropis gigantea ) | 50 mg |
Cao khô Cát cánh (Platycodon grandiflorum) | 50 mg |
Cao khô Mạch môn (Ophiopogon japonicus) | 50 mg |
Cao khô Kim ngân hoa (Flos lonicerae japonicae) | 50 mg |
Cao kho Xạ can (Belamcanda sinensis) | 30 mg |
Cao khô Bán hạ (Pinellia spp) | 30 mg |
Cao khô Liên kiều (Forsythia suspensa) | 30 mg |
Phụ liệu: Chất độn – Tinh bột, chất đóng đông vón – Magnesi stearat, chất chống đông vón Talc (553 (iii)) vừa đủ 1 viên.
Công dụng:
Hỗ trợ bổ phổi, thanh phế, giảm ho, long đờm.
Đối tượng sử dụng:
Người bị ho khan, ho có đờm, ho do lạnh, dị ứng khói bụi, do viêm phế quản.
Cách dùng:
- Uống sau bữa ăn sáng, chiều
- Người lớn: 3 viên/lần x 2 lần/ ngày
- Trẻ em: 2 viên/lần x 2 lần/ ngày
Vì sao nên lựa chọn Thanh phế Vimphar để hỗ trợ điều trị ho
- Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên sạch, sản xuất theo quy trình hiện đại đạt chuẩn Quốc tế GMP – WHO an toàn, không gây tác dụng phụ.
- Sử dụng công nghệ chiết xuất có chọn lọc, chiết tách đa đích đảm bảo dược chất thu được là tốt nhất
- Chất lượng và hiệu quả hỗ trợ điều trị ho của sản phẩm đã vươn ra tầm quốc tế.
- Hiệu quả sản phẩm tốt, theo thống kê của bộ phận tư vấn có tới hơn 80% bệnh nhân bị ho phản hồi tốt ngay khi sử dụng liệu trình điều trị đầu tiên. Hơn 90%, người bệnh đã thoát khỏi những cơn ho dai dẳng hành hạ sau khi sử dụng đủ liệu trình điều trị.
Để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp xin liên hệ tại đây
Bị ho nên uống gì ăn gì? Các biện pháp phòng tránh hiệu quả
Chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Theo đó người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, ổi, xoài, bưởi, dứa, rau xanh…
- Thực phẩm giàu kẽm: Ngao, sò, củ cải trắng…
- Thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều nước như súp, cháo, canh
- Thức uống tốt cho đường hô hấp: Uống nước mật ong ấm vào buổi sáng, trà gừng, trà bạc hà…
Người bệnh nên kiêng những đồ ăn thức uống như:
- Đồ ăn tanh: Tôm, cua, cá…
- Đồ ăn, thức uống lạnh đá.
- Thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt, sả, mù tạt…
- Món ăn nhiều mỡ, được chế biến bằng cách chiên, rán, nướng…
- Các loại thức uống: Bia, rượu, cà phê, nước có ga, sữa…
Ho là chứng bệnh khó chịu và có thể tiến triển thành mạn tính. Mọi người nên chủ động phòng tránh bằng những biện pháp như sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung các loại nước hoa quả.
- Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ không khí hạ thấp, nhất là vùng mũi, cổ và ngực.
- Tránh ngồi làm việc lâu hoặc ngủ trong phòng điều hòa quá khô và lạnh.
- Nên vệ sinh xoang mũi và miệng bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Khám sức khỏe định kỳ và chữa trị bệnh sớm nếu mắc phải.
- SẢN PHẨM KHÁC:
LIÊN HỆ TƯ VẤN: