Cả cuộc đời gắn bó với Y, Dược, đặc biệt là chuyên ngành YDCT, ngay cả khi đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục cống hiến trí tuệ và sức lực cho công việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong trái tim ấm nóng của ông không chỉ cháy bỏng đam mê dành trọn đời cho nghiên cứu các cây thuốc dân tộc, bài thuốc cổ truyền, mà còn luôn hướng tới những việc làm thiện nguyện. Ông là PGS.TS,GVCC,TTƯT. Nguyễn Duy Thuần – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam.
Ấn tượng về vị Phó giáo sư phúc hậu, nhẹ nhàng, cẩn trọng chia sẻ những thông tin bổ ích về cây thuốc và bài thuốc cổ truyền cho người bệnh trên các phương tiện truyền thông, truyền hình đã lưu lại trong tôi nhiều thiện cảm tốt đẹp. Càng bất ngờ hơn khi biết PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần chính là người đồng hành cùng các chuyên gia YDCT quan tâm nghiên cứu là khảo sát, bảo tồn, phát triển cây thuốc và phát triển thuốc mới từ dược liệu.
PGS.TS, GVCC, TTƯT. Nguyễn Duy Thuần
Tâm sáng với nghề…
Ông sinh năm 1956, thuở nhỏ ông và bạn bè cùng trang lứa vượt qua những khó khăn của thời chiến, thời bao cấp, cố gắng học tập dưới sự định hướng của cha mẹ, gia đình trí thức. Để rồi ông tự tin thi đỗ theo học ngành Dược, trường Đại học Dược Hà Nội. Tốt nghiệp, ông được giữu lại trường làm Giảng viên (1979 – 1990). Từ năm 1991 – 1996, ông học Tiến sĩ tại Học viện Y Dược Bulgari. Về nước năm 1997, TS. Nguyễn Duy Thuần tiếp tục làm giảng viên chính tại Đại học Dược Hà Nội. Năm 2001, ông được Bộ Y tế phân công làm Phó giám đốc của Viện dược liệu Quốc gia.
Đến tháng 9/2009, ông tiếp tục được phân công làm Phó Giám đốc Học viện YDHCT Việt Nam, kiêm Viện Trưởng Viện NCYDHCT Tuệ Tĩnh. Trong quá trình công tác tại đây, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là công tác đào tạo, ông là giảng viên cao cấp mẫn cán. nhiều thế hệ học trò của ông nay đã trưởng thành từ những bài giảng và sự hướng dẫn nhiệt tình của ông, trở thành những bác sĩ chuyên khoa I, II, Thạc sĩ, Tiến sĩ và cả Phó giáo sư, tiếp nối ông phát triển ngành YDCT . Ở công tác quản lý, ông nhiệt tình cùng với Ban lãnh đạo Viện, Học viện đoàn kết vì mục tiêu chung đưa đơn vị vững mạnh toàn diện, khẳng định trong ngành Y, Dược, Giáo dục nước nhà. Ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, viết sách, báo, giáo trình, ông càng chuyên tâm hơn. Đến nay, ông có gần trăm bài viết trên các tạp chí trong nước; hàng chục bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế như: Journal of Biological Chemistry, Experimental Clinical Endocrinology Diabetes, Natural Product Sciences (Korean journal, not listed in ISI),…
Với những cống hiến sâu đậm đó, ông được Hội đồng chức danh GS nhà nước phong học hàm PGS; được Đảng, nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen các Bộ, ngành, các cấp trao tặng.
Làm việc bằng tất cả thời gian có thể…
Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc ở khía cạnh ông giành tâm sức nghiên cứu các bài thuốc y dược cổ truyền phục vụ người bệnh. Nên từ năm 2016 đến nay PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần nghỉ quản lý, nhưng vẫn được BGĐ Học viện mời làm giảng viên cao cấp bộ môn Dược liệu, Dược cổ truyền kiêm cố vấn Khoa học của Viện NCYDCT Tuệ Tĩnh. Đặc biệt là ông giành thời gian làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam.
Ở vai trò Giảng viên cao cấp bộ môn Dược liệu, Dược cổ truyền kiêm cố vấn Khoa học của Viện NCYDCT Tuệ Tĩnh, ông và thế hệ ban lãnh đạo Viện, bộ môn tiếp tục chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học toàn diện về các lĩnhvực: chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ bằng thuốc cổ truyền và phương phápkhông dùng thuốc; nuôi trồng dược liệu thực hiện theo nguyên tắc GAP và GACP;tiêu chuẩn hoá dược liệu; hiện đại hoá các dạng bào chế thuốc y học cổ truyền từdược liệu; bào chế sản xuất thuốc đông dược; các tiêu chuẩn và phương pháp đánhgiá các thành phẩm từ dược liệu. Viện đã ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, trong sản xuất sử dụng và thử nghiệm sản xuất đông dược; cácphương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc y học cổ truyền trong công tác chămsóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Theo ông thì khái niệm nghỉ ngơi có vẻ xa lạ, bởi với ông còn sức lực, còn thời gian là còn cống hiến cho xã hội. Ông quan niệm “hạnh phúc lớn lao nhất đối với người làm nghề y, dược là giúp con người chữa khỏi bệnh và mang lại cho họ niềm tin vào cuộc sống”. Với ông, còn sức lực là còn làm việc. Cùng với một số đồng nghiệp là bác sĩ, dược sĩ, sau khi nghỉ hưu, ông về làm công tác quản lý: Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam.
Tuy Viện mới thành lập, nhưng bằng tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm tích lũy được, ông và đồng nghiệp đã và đang quyết tâm xây dựng Viện trở thành địa chỉ uy tín không chỉ với người dân Hà Nội mà còn được nhiều bệnh nhân ở khắp cả nước tìm tới bởi chính chất lượng phục vụ tốt, chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dạ dầy Vimphar; Bổ gan Vimphar; Tiểu đêm Vimphar; Xuân tố nữ Vimphar; Lionmen Vimphar; An thần Vimphar; Thanh phế Vimphar; Khớp Vimphar; dưỡng tâm Vimphar; An tâm Vimphar đã được đăng ký. Từ uy tín của ông, ông và đồng nghiệp của Viện còn mở rộng liên kết với các trung tâm nghiên cứu, các Bệnh viện trong và ngoài nước để đánh giá phân tích, thẩm định cây thuốc, bài thuốc cổ truyền có giá trị.
Là một trong những thành viên đầu tiên tham gia xây dựng Viện, đến nay Viện đã đã khẳng định mình: kế thừa, bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc quý chữa bệnh có hiệu quả cao của các dân tộc; Thực hiện các đề tài, chương trình, dự án trong lĩnh vực Y dược cổ truyền; Xây dựng mô hình chăm sóc SKCĐ: Chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện từ khám, điều trị bệnh, Bào chế, sản xuất sản phẩm TPBVSK, thuốc YHCT thành quy trình khép kín giúp ích cho việc điều trị tốt hơn; Xây dựng và phát triển các mô hình nuôi trồng các loài cây làm thuốc. Xây dựng vùng trồng, chuyển giao kỹ thuật trồng và nhân giống cây thuốc, tạo nguồn dược liệu làm thuốc; Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài cây thuốc quý; Áp dụng và chuyển giao kỹ thuật quy trình trồng trọt, thu hái và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc – theo tiêu chuẩn khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới);…
Dù làm gì, ở đâu, ông cũng làm việc và sống hết mình với hoạt động khoa học, và các hoạt động xã hội. Cuộc đời và sự nghiệp của PGS.TS, GVCC, TTƯT. Nguyễn Duy Thuần là một tấm gương sáng để thế hệ hệ trẻ học tập và noi theo về nghị lực, bản lĩnh cùng niềm đam mê khoa học. Chương trình Gala chào Xuân Việt Nam Hội nhập năm 2020, ông vinh dự được tôn vinh: Gương cống hiến sáng tạo.
Theo Việt Hùng/VNHH