Đính chính một số thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động và sản phẩm của Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam
Ngày 14/6/2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) ban hành quyết định số 511/QĐ-LHHVN về việc thành lập Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam (Viện). Viện có tên tiếng Anh là: Vietnamese Institute of Medicine & Pharmacy Resarch (VIMPHAR).Ngày 30/6/2017, Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-1787. Trụ sở chính của Viện đặt tại Liền kề 456 KĐT Newhouse XaLa, P.Phúc La, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Hình ảnh Viện nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam
Theo Quyết định số 514/QĐ-LHHVN ngày 14/6/2017 của Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Đỗ Thế Lộc – Thiếu tướng, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sỹ, nguyên Giám đốc bệnh viện Viện Y học Cổ truyền Bộ Công an được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
Nhiệm vụ của Viện là sưu tầm, nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển các bài thuốc quý chữa bệnh của cộng đồng 54 dân tộc Việt nam; phối hợp với các viện chuyên ngành, các bệnh viện trong và ngoài nước để thẩm định các bài thuốc dân tộc cổ truyền làm cơ sở ứng dụng điều trị bệnh và sản xuất lưu hành, ứng dụng công nghệ hiện đại; triển khai áp dụng kỹ thuật bảo tồn, nuôi trồng và phát triển sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO), cung cấp dược liệu sạch cho sản xuất thuốc, thực phẩm BVSK và tham gia xuất khẩu.
Với mục đích khơi dậy tiềm năng vốn tri thức Y Dược học cổ truyền và nguồn cây con làm thuốc quý hiếm của các dân tộc để sản xuất ra các sản phẩm của Việt Nam tốt nhất, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam và trên thế giới.
Với các hoạt động đó, Viện đã sản xuất và phối hợp các đối tác đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có giá trị, như Dạ dày Bitcoin, Dạ dày VIMPHAR… Tuy nhiên thời gian qua, trên một số phương tiện thông tin truyền thông, nhất là mạng xã hội Facebook, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu lợi dụng sản phẩm, như Dạ dày Bitcoin, Dạ Dày VIMPHAR… để quảng cáo sai sự thật, mang tính trục lợi, ảnh hưởng tới uy tín của Viện, đến giá trị đích thực của sản phẩm làm người tiếp cận thông tin hiểu nhầm về tác dụng của sản phẩm, hoàn toàn không đúng với những thông tin về sản phẩm mà Viện công bố, đi ngược lại với tiêu chí hoạt động của Viện, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của lãnh đạo Viện.
Thực trạng các sai phạm trong quảng cáo về các sản phẩm của y học cổ truyền, nhất là trên các tiện ích không gian mạng (Facebook, Google, Youtube,…) tại Việt Nam đang là vấn đề phức tạp, được các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường điều tra, xử lý, sự vào cuộc để tuyên truyền một cách có căn cứ, rõ ngọn nguồn của nhiều cơ quan báo chí qua đó góp phần bảo vệ thành quả, giá trị đích thực của sản phẩm, uy tín của cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và trên hết là quyền lợi của người tiêu dùng, sức khỏe của Nhân dân.
Đối với Viện Nghiên cứu các bài thuốc dân tộc Việt Nam, Sau khi chúng tôi phát hiện một số đơn vị kinh doanh là đối tác của Viện có các dấu hiệu sai phạm như trên, đã nghiêm túc kiểm điểm và chấm dứt các hoạt động hợp tác. Đồng thời chúng tôi đã đăng tải công khai các thông tin về sản phẩm trên trang mạng của Viện để các đối tác, quý khách hàng theo dõi tại https://vimphar.vn
Viện Trưởng
Thiếu tướng,TS, Thầy thuốc nhân dân Đỗ Thế Lộc