Skip to content
  • Thời gian làm việc: 8:00 - 21:00 từ Tất cả các ngày trong tuần
    • duocvimphar@gmail.com
    • 092 803 3456
Viện Thuốc Dân TộcViện Thuốc Dân Tộc

  • Menu
  • VIỆN NGHIÊN CỨU CÁC BÀI THUỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

    Viet Nam Institute Of Medicine And Pharmacy Research

  • Giỏ hàng
    • Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

  • TRANG CHỦ
  • Giới Thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Lịch sử phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban lãnh đạo
    • Đội ngũ chuyên gia
    • Định hướng phát triển
    • Thư viện
  • Nghiên cứu khoa học
    • Đề tài NCKH cấp nhà nước
    • Đề tài NCKH cấp bộ
    • Đề tài NCKH cấp viện
    • Nghiên cứu khác
  • Khám chữa bệnh
  • Sản phẩm
  • Tin tức & Sự kiện
    • Hoạt động của viện
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tổng hợp
    • Hội nghị & Hội thảo
  • Đối tác
  • Liên hệ
    • Hỏi đáp
  • Video
Trang chủ Tin tức & Sự kiện Tin tổng hợp Chữa Đau Dạ Dày – Cây Dạ Cẩm

Chữa Đau Dạ Dày – Cây Dạ Cẩm

Cây Dạ Cẩm – Còn gọi là cây loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạ khẩu cắm.
Tên khoa học Oldenlandia eapitellata Kuntze.
Thuộc họ Cà phê Ruhiaceae.
Dạ cẩm - Oldenlandia eapitellata - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Đau Dạ Dày
Ta dùng toàn cây hay chỉ dùng lá và ngọn non của nhiều loài dạ cẩm: Dạ cẩm thân tím nhiều lông và loài dạ cẩm thân xanh.
A. Mô tả cây
Cây dạ cẩm vốn có tên là loét mồm vì nhân dân vùng Lạng Sơn, Cao Bằng dùng nó chữa loét mồm, loét lưỡi, là một loại cây bụi-trườn, thường cuốn vào cây khác, dài tới 1-2m. Thân hình trụ, tại những đốt phình to ra. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình bầu dục, đầu nhọn, dài 5-15cm, rộng 3-6cm, cuống ngắn. Cụm hoa hình xim phân đôi tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, gồm nhiều hoa hình ống nhỏ, màu trắng. Quả rất nhỏ, xếp thành hình cầu (Hình dưới) .
Hình vẽ cây Dạ cẩm - Oldenlandia eapitellata - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Đau Dạ Dày
Trên thực tế hiện nay người ta dùng 4 loại cây dạ cẩm, có thể là các dạng của loài mô tả trên: Cây dạ cẩm thân tím và cây dạ cẩm thân xanh (có khi gọi là thân trắng); mỗi loại lại thấy có 2 loại; loại nhiều lông nhìn rõ và loại ít lông trông không rõ. Loại thân tím có đốt cách thưa nhau, loại thân xanh hay trắng có đốt mọc sít nhau hơn.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây dạ cẩm hiện nay mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây chưa nơi nào đặt vấn đề trồng trọt.
Mùa thu hái hầu như quanh năm: Thường hái lá và ngọn non, có thể dùng toàn cây, trừ bỏ rễ (tác dụng kém hơn).
Hái về rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dần hay nấu thành cao.
C. Thành phần hoá học
Chưa có tài liệu nghiên cứu. Theo sơ bộ nghiên cứu của chi hội dược Lạng Sơn, trong dạ cẩm có tanin, ancaloit, saponin.
Năm 1967, Ngô Vãn Thu (Bộ môn dược liệu Trường đại học Dược khoa) còn phát hiện thấy trong rễ một loại dạ cẩm có anthra-glucozit.
D. Công dụng và liều dùng
Bệnh viện Lạng Sơn là bệnh viện đầu tiên đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày từ năm 1962, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này nấu sôi cho có màu tím đẹp và điều trị viêm lưỡi, loét lưỡi và họng. Trẻ con dùng nước vắt của lá uống hoặc ngậm. Kết quả chống loét rất tốt.
Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hoà axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng.
Có thể dùng dạ cẩm dưới hình thức thuốc sắc, thuốc, cao, bột hay cốm.
Dạng thuốc sắc: Ngày uống 10 đến 25g lá và ngọn khô, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.
Cao dạ cẩm chế theo kinh nghiệm Ty y tế Lạng Sơn: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho vào 2kg đường đánh tan, cô lại, cuối cùng thêm 1kg mật ong tốt. Đóng thành chai 250ml.
Ngày uống 2 đến 3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lần uống 1 thìa to (tương ứng 10-15g).
Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Lúc đầu Ty y tế Lạng Sơn còn pha 4 phần bột dạ cẩm, 1 phần bột bồ kết nhưng sau bỏ bồ kết. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau; mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi từ 5 đến 10g.
Ngày nay cao dạ cẩm đã vượt quá phạm vi Lạng Sơn và được dùng rộng rãi tại nhiều tỉnh khác. Năm 1967 Khoa dược liệu Trường đại học dược khoa đã chế thành cao mềm để lâu không bị mốc mặc dù không phải thêm chất bảo quản.
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

Bài viết cùng chủ đề

  • Mỹ phẩm làm đẹp từ thiên nhiên trở thành xu hướng mới
  • SỰ KIỆN ĐỘT PHÁ CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP DIỄN RA TẠI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
  • Chữa Tê Thấp và Đau Nhức – Thổ Phục Linh
  • ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CÁCH CHỮA
  • Thanh niên 17 tuổi mắc ung thư đại tràng vì thói quen nhiều người mắc
  • 7 cách để làm sạch đại tràng và giữ gìn sức khoẻ
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
092 803 3456

duocvimphar@gmail.com

Sản phẩm mới
  • 3d SẢn PhẨm Th Gold SẢN PHẨM NATTOKINASE TH GOLD DQ88 Liên Hệ
  • 3 D Sản Phẩm Kem bôi trĩ Hemor Happy Vimphar Liên Hệ
  • Ảnh An đường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Đường Vimphar Liên Hệ
  • 3d V Women Gel phụ khoa V- Women Liên Hệ
  • Hình ảnh Gel Giảm đau Gel giảm đau Fast Relief Vimphar Liên Hệ
Tin tức mới
  • 17
    Th1
    VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC MANG TÍNH LỊCH SỬ NHẰM PHÁT TRIỂN HƠN NỮA LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN Chức năng bình luận bị tắt ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC MANG TÍNH LỊCH SỬ NHẰM PHÁT TRIỂN HƠN NỮA LĨNH VỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN
  • 🎯 TUYỂN ĐẠI LÝ, NHÀ PHÂN PHỐI, BÁN LẺ TRÊN TOÀN QUỐC 🎯 Chức năng bình luận bị tắt ở 🎯 TUYỂN ĐẠI LÝ, NHÀ PHÂN PHỐI, BÁN LẺ TRÊN TOÀN QUỐC 🎯
  • 26
    Th10
    Tóm tắt giúp bạn dễ tìm hiểu về bệnh tiểu đường ? Chức năng bình luận bị tắt ở Tóm tắt giúp bạn dễ tìm hiểu về bệnh tiểu đường ?
  • 02
    Th7
    U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN Chức năng bình luận bị tắt ở U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN
  • TÊ BÌ TAY CHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Chức năng bình luận bị tắt ở TÊ BÌ TAY CHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Đăng ký tư vấn

    Đăng ký tư vấn

    Quý khách vui lòng nhập đủ thông tin, chúng tôi sẽ gọi lại ngay khi nhận được email

    VIỆN NGHIÊN CỨU CÁC BÀI THUỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
    Hà Nội

    Liền kề 4,5,6 KĐT Newhouse XaLa, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội Xem bản đồ

    Điện thoại:092.803.3456 - 024.3688.3456

    Lịch làm việc
    • Làm việc Tất cả các ngày trong tuần
    • Sáng: từ 8:00 – 21:00
    • Nếu đến ngoài giờ làm việc vui lòng liên hệ hotline để đặt lịch
    • Viện có chỗ để xe ô tô cho quý khách
    Hỗ trợ khách hàng
    • Chính sách và quy định chung
    • Chính sách giao hàng
    • Chính sách đổi trả hàng
    • Chính sách bảo mật
    • Hotline: 0977690366
    • Nhắn tin qua Zalo
    • Nhắn tin qua Facebook
    • TRANG CHỦ
    • Giới Thiệu
      • Giới thiệu chung
      • Chức năng, nhiệm vụ
      • Lịch sử phát triển
      • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo
      • Đội ngũ chuyên gia
      • Định hướng phát triển
      • Thư viện
    • Nghiên cứu khoa học
      • Đề tài NCKH cấp nhà nước
      • Đề tài NCKH cấp bộ
      • Đề tài NCKH cấp viện
      • Nghiên cứu khác
    • Khám chữa bệnh
    • Sản phẩm
    • Tin tức & Sự kiện
      • Hoạt động của viện
      • Hợp tác quốc tế
      • Tin tổng hợp
      • Hội nghị & Hội thảo
    • Đối tác
    • Liên hệ
      • Hỏi đáp
    • Video

    Đăng nhập

    Quên mật khẩu?